top of page
Search

"DEBATE" LÀ GÌ CÙNG TÌM HIỂU VỀ LOẠI HÌNH HỌC THUẬT MỚI NÀY NHÉ!

  • Duong Quang Trung
  • May 11, 2017
  • 5 min read

[DEBATE] Debate là gì? Debate có những hình thức nào?...

Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu chi tiết hơn và có một cái nhìn tổng quan về loại hình học thuật này nhé :D -----------------------------------------------------------------------------------

" Debate là gì? Debate hiện nay có nhiều dạng định nghĩa, nhưng một định nghĩa chung thường được mọi người hiểu nhất thì Debate là cuộc tranh luận, tranh biện mà có nhiều hơn 2 phe, cùng tranh luận về một về được đưa ra và các bên bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề đó. Mình xin phép dùng ở đây từ Debate thay cho từ tiếng Việt mọi người hay dùng là Tranh biện vì mình thấy cách dịch này chưa thoát nghĩa, chưa sát, nên mình sẽ dùng từ gốc trong tiếng Anh của nó. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều dạng Debate khác nhau được biết đến, vì vậy bài viết này của mình sẽ chỉ ra các dạng Debate thường được mọi người biết tới để tránh nhầm lẫn Có những loại Debate nào?

1. Academic Debate(Debate học thuật ): Đây là dạng Debate về các vấn đề học thuật, được coi như một môn thể thao học thuật như cờ vua. Debate học thuật chú trọng vào phân tích lí lẽ, dẫn chứng, được dùng trong thi đấu Debate. Bài viết này của mình sẽ trập trung nhiều vào mảng này

2. Public Forum ( Tranh biện mở): Đây là hình thức tranh luận mà hai bên sẽ cố gắng sử dụng cả lí lẽ (reasoning) lẫn cách hùng biện (rhetoric) để thuyết phục khan giả đồng ý với quan điểm của họ.

3. Presidential Debate (Tranh biện Tổng thống Mỹ): Khi được lựa chọn trở thành ứng viên chạy đua cho ngôi vị Tổng thống Mỹ, các ứng viên sẽ phải tham gia vào phiên Tranh biện về một hay nhiều chủ đề lien quan đến vị trí Tổng Thống Mỹ và các chính sách của họ. Những ý kiến này sẽ “va chạm” (clash) với nhau, từ đó để các cử tri hiểu rõ hơn về các ứng viên Tổng thống.

4. Debate không chính thức (Informal Debate): Nhiều người hiểu nhầm rằng, bất cứ hình thức tranh luận nào cũng là Debate. Vì vậy các cuộc Debate không chính thức nổ ra dưới hình thức các cuộc tranh luận, các bên sử dụng kiểu tranh luận không có quy tắc để đạt được mục đích thắng/thua.

5. Debate trong MUN: Khi tham gia các hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc, sẽ có những phiên Tranh biện được sử dụng để các đại biểu tranh luận với nhau về các vấn đề chính trị, xã hội liên quan trực tiếp với chủ đề của phiên đàm phán. Các đại biểu có thể dùng mọi cách thức trong các phiên tranh biện này, miễn đảm bảo cao nhất quyền lợi quốc gia họ đại diện.

--------------------------------------------------------------------------------- Vậy Debate Học thuật là gì? Có nhiều định nghĩa về Debate Học thuật hay mình sẽ gọi đơn giản là Debate như mình vẫn thường nhắc trong các bài viết của mình. “Debate không phải cuộc đấu giữa các cá nhân mà chúng ta debate dựa trên ý tưởng” – Phạm Quỳnh Chi (CHủ tịch CLB FU Debate) : “Debate là một chuỗi assumption lớn, mà ở đó các đội tìm cách giải thích nó ra một cách chi tiết nhất” – Marvin Long Đỗ (Chủ tịch CLB Puzzles) Khi thi đấu Debate, hai phe được chia ra gồm phe Ủng hộ (Affirmative/ Government) hoặc phe Phản đối (Negative/ Opposition). Hai phe thi đấu về một Kiến nghị (motion). Kiến nghị này phải là một câu khẳng định hoặc phủ định mà nội tại nó chứa đựng vấn đề hoặc mâu thuẫn cần phải Debate để giải quyết. Hai đội sẽ lần lượt thực hiện phần nói để Ủng hộ hoặc phản đối kiến nghị này theo luật được định trước. CÓ nhiều luật Debate hiện hành, tùy mỗi luật khác nhau mà hình thức , thời gian debate sẽ khác nhau.

Các luật Debate phổ biến hiện hành: - Karl Popper - Asian Parliamentary - British Parliamentary - Lincoln – Doughlas - …

Vai trò của các lượt nói Tuy có sự khác nhau nhất định trong các luật này nhưng vè cơ bản, vai trò của các lượt nói có những điểm đồng nhất sau đây: A1/ Prime Minister: Đưa ra định nghĩa, đặt vấn đề, giải thích vì sao nó cấp thiết, giải quyết vấn đề, đưa ra luận điểm của đội mình và giải pháp liên quan tới vấn đề đó.

N1/ Leader of Opposition: Đặt lại định nghĩa hoặc các vấn đề của đội Ủng hộ đưa ra nếu cần, Phản biện luận điểm đội đối phương và đưa ra luận điểm đội mình

A2/ Deputy Prime Minister/ Member of Government: Mở rộng luận điểm đội ủng hộ, Phản đối luận điểm của đối phương

N2/ Deputy Leader of Opposition/Member of Opposition: Mở rộng luận điểm đội phản đối, Phản đối luận điểm đối phương

A3/ Government Whip: Tổng kết xung đột trận đấu, chỉ ra các giá trị và cân bằng giá trị. Người nói cuối cùng tuyệt đối không được đưa thêm ý mới

N3/ Opposition Whip: Tổng kết xung đột trận đấu, chỉ ra các giá trị và cân bằng giá trị. Người nói cuối cùng tuyệt đối không được đưa thêm ý mới

----------------------------------------------------------------------------------

Trong Debate hiện hành, để tăng tính tương tác qua lại trong xung đột giữa các đội thi đấu, sử dụng chủ yếu 2 cách chất vấn/ phản biện trực tiếp: Cross Examination (Karl Popper): Hai thí sinh có 3 phút để vừa chất vấn, vừa trả lời. Người hỏi có quyền đặt ra câu hỏi và có quyền ngắt đối phương, tuy nhiên không được đưa ra quan điểm của mình.

Point of Information – POI (BP, AP): Khi một người nói đang thực hiện phần nói của mình, trừ phút đầu tiên và phút cuối cùng theo luật quy định, đối thủ có quyền yêu cầu một câu hỏi /phản biện và người nói có thể chập nhận hoặc không. Mỗi lượt POI không được quá 15s.

----------------------------------------------------------------------------------

Cách chấm Debate: Giám khảo (Adjudicator) khi chấm Debate không được sử dụng kiến thức cá nhân và họ được coi như những người có năng lực tư duy bình thường ( average reasonable person). Khi chấm, giám khảo sẽ chấm dựa trên các xung đột được đưa ra hoặc bức tranh toàn cảnh mà hai đội tạo ra để xem đội nào đã làm tốt hơn phần việc của mình với các lợi ích và giá trị họ mang lại cho kiến nghị. Người chấm Debate vừa phải nhìn vào cách lập luận , vừa phải cân đo các giá trị mà hai đội mang lại, từ đó quan trọng nhất không chỉ là thắng thua mà là chỉ rõ cho hai đội cần làm tốt điểm nào và cải thiện như thế nào

--------------------------------------------------------------------------------- Các lỗi cần tránh khi Debate: Ngụy biện (Fallacy) : trên thực tế có nhiều loại ngụy biện, không phải tất cả đều xấu nhưng ngụy biện thường đưa đến một kết quả tưởng rằng là đúng nhưng thực tế lại là sai lầm. Công kích cá nhân: Bước cơ bản để Debate là hiểu được rằng chúng ta tranh luận trên ý tưởng, không dựa trên người đấu cùng chúng ta là ai, vì vậy cá nhân người nói là ai cần bỏ qua một bên. Không lắng nghe người khác: Debate dạy ta không chỉ tư duy mà còn cả thái độ tôn trọng. Lắng nghe chính là bước đầu của sự tôn trọng người khác."

----------------CHÚC CÁC ECSers CÓ MỘT BUỔI DEBATE THÚ VỊ -------------


 
 
 

Komentar


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

Since 2017 - Câu Lạc Bộ Tiếng Anh Phan Thiết. 

  • Facebook Round
  • Twitter Round
  • YouTube - Black Circle
  • Google+ - Black Circle
  • LinkedIn Round
bottom of page